Archive for February, 2010


Đến với triễn lãm CES 2010, Casio mang theo một mẫu khung ảnh kĩ thuật số với khả năng chuyển ảnh chụp thành những tác phẩm hội họa theo nhiều phong cách khác nhau.
Link gốc

Chiếc khung ảnh trên có tên là Digital Art Frame, với màn hình màu WSVGA 10.2 inch, bộ nhớ trong 2GB, khe đọc thẻ SDHC, cổng USB, cổng Audio 3,5mm cùng kết nối Wifi. Khung ảnh này có trọng lượng 1,17kg, có thể thể hiện các định dạng ảnh JPEG, BMP, PNG, RAW và thậm chí là chơi nhạc định dạng MP3, WAV.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của Digital Art Frame so với các khung ảnh kĩ thuật số khác chính là ở khả năng chuyển những bức ảnh chụp thành những tác phẩm hội họa theo 8 phong cách khác nhau như: màu nước, kí họa chì, mầu phấn, phun sơn, sơn dầu… thậm chí, theo cả phong cách Gothic và Fauvist.

Khung ảnh Digital Art Frame có thể trở thành vật trang trí cho phòng khách của bạn.

Kazuo Kashio, Chủ tịch hãng Casio cho biết: “Đây là sản phẩm đầu tiên tạo nên các tác phẩm hội họa sử dụng công nghệ camera của chúng tôi. Nó thay đổi định nghĩa về khung ảnh”.

Casio cho biết, chiếc khung ảnh vẫn nhận ra các khuôn mặt dựa trên công nghệ nhận dạng khuôn mặt của hãng này. Nhờ đó, các khuôn mặt sẽ được khắc họa nổi bật trong các bức tranh. Bạn chỉ cần copy những bức ảnh của mình vào khung ảnh và phần mềm tích hợp bên trong sẽ biến chúng thành những tác phẩm hội họa.

Ngoài ra, Digital Art Frame còn sử dụng công nghệ Adobe® Flash® Lite™, cho phép người sử dụng xem các nội dung Flash như đồng hồ hoặc lịch. Bạn cũng có thể download thêm các nội dung khác từ Internet thông qua kết nối Wifi.

Khung ảnh Digital Art Frame cung cấp tới 8 kiểu chuyển đổi ảnh chụp thành tranh.

Digital Art Frame được trang bị một cảm biến chuyển động, giúp nó tự động bật lên khi có người vào phòng và tự động tắt khi mọi người đi ra ngoài để tiết kiệm điện. Casio tuyên bố chiếc khung ảnh trên sẽ có mặt trên thị trường từ mùa hè 2010 nhưng hãng vẫn bí mật về giá bán.

Mạnh Kiên (theo GizMag, DailyMail)

Mới đây, một nhà khoa học tại ĐH Duke tuyên bố đã khám phá ra bí mật đằng sau sự phổ biến của tỷ lệ vàng, đó chính là do quá trình tiến hóa.
Link gốc

Tỷ lệ vàng mô tả một hình chữ nhật với chiều dài bằng khoảng gấp rưỡi chiều rộng (chính xác là 1,681), còn được biết đến với tên gọi tỷ số vàng, con số vàng hay tỷ lệ thần thánh…

Tỷ lệ này là nguồn cảm hứng của nhiều nhà toán học và các nghệ sĩ trong nhiều thế kỷ. Người Ai Cập cổ đã dùng nó để thiết kế các Kim tự tháp, các kiến trúc cổ Athen đã dựa rất nhiều vào nó và nhiều nghệ sĩ đã có những tác phẩm lấy khuôn mẫu từ tỷ lệ vàng. Leonardo da Vinci đã dùng tỷ lệ này vẽ chân dung Mona Lisa và Vitruvian Man.

Trong hội họa, tỷ lệ vàng xuất hiện rất nhiều dưới dạng hình chữ nhật vàng. Bắt đầu bằng việc vẽ một hình vuông có cạnh là a rồi chia đôi một cạnh ra, tiếp theo lấy trung điểm cạnh đó, vẽ một đường tròn có bán kính là khoảng cách từ trung điểm đó đến một trong hai đỉnh còn lại của hình vuông, cắt cạnh chứa trung điểm tại một điểm, nối điểm đó như hình vẽ ta sẽ có một hình chữ nhật vàng.

Mới đây, một nhà khoa học tại ĐH Duke tuyên bố đã khám phá ra bí mật đằng sau sự phổ biến của tỷ lệ vàng, đó chính là do quá trình tiến hóa.

Một hình chữ nhật vàng có độ dài các cạnh tuân theo tỉ lệ vàng

Adrian Bejan, giáo sư cơ khí tại ĐH Duke cho rằng tỷ lệ vàng là tỷ lệ hình học đẹp nhất vì mắt người có thể quét nhanh nhất một hình ảnh khi nó có dạng một hình chữ nhật mà độ dài các cạnh tuân theo tỷ lệ vàng.

“Khi bạn nhìn ngắm những tác phẩm nghệ thuật và các công trình kiến trúc, bạn sẽ thấy tỷ lệ vàng ở khắp mọi nơi”, Bejan cho biết “Mắt người nhận thông tin hiệu quả hơn nhiều khi nhìn từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái so với theo chiều dọc”.

Đền Parthenon cũng ẩn chứa hình chữ nhật vàng trong thiết kế

Năm 1996, Bejan đã phát triển lý thuyết “Quy luật hình thành” (Constructal Law), trong đó ông cho rằng mỗi hệ thống hữu hạn (lưu thông, dịch chuyển bên trong) phải giảm thiểu tính không hoàn hảo và cách tốt nhất để làm được điều đó là phân phối tối ưu tính không hoàn hảo đó cho hệ thống (chứ không phải triệt tiêu chúng).

Sự phân phối tối ưu tính không hoàn hảo sẽ tạo nên hình dáng của hệ thống, chính là quá trình tiến hóa. Lý thuyết này cho rằng các hệ lưu thông như phế quản và các đồng bằng sông được hình thành trong quá trình tiến hóa để làm cho dòng lưu chuyển trở nên dễ dàng hơn nhờ phân phối tính không hoàn hảo tối ưu.

Bejan tin rằng lý thuyết này có thể giải thích được sự phổ biến của tỷ lệ vàng trong tự nhiên là do quá trình tiến hóa dựa trên phân phối tính không hoàn hảo.

Khuôn mặt nàng Mona Lisa nằm gọn trong một hình chữ nhật vàng

Bejan lập luận rằng sự quan sát thế giới bên ngoài cơ bản là theo phương ngang, không khác biệt giữa một người đang ngắm một bức tranh hay một con linh dương đang ngắm nhìn đồng cỏ. Đối với con linh dương, nguy hiểm thường rình rập từ phía sau chứ không phải từ phía trên hay phía dưới. Do đó, tầm nhìn của nó sẽ tiến hóa theo chiều hướng mở rộng phương nhìn ngang. Tầm nhìn đã phát triển, theo hướng làm con thú trở nên nhanh nhạy hơn, thông minh hơn, an toàn hơn.

Còn ở con người, hình dáng bầu dục dẹt ngang của mắt cũng chứng minh quy luật này cũng đúng với chúng ta. Quá trình tiến hóa này cũng khiến cho quá trình xử lý thông tin hình ảnh trong não đi theo hướng quét ngang.

Chiều dài các bộ phận trên cơ thể trong bức Vitruvian Man cũng tuân theo tỉ lệ vàng

“Khi động vật phát triển các cơ quan quan sát, chúng giảm thiểu nguy hiểm từ phía trước và bên hông”, Bejan cho biết. “Điều này làm cho các loài động vật trên trái đất tiến hóa theo hướng an toàn và hiệu quả hơn. Dòng phát triển của các loài động vật đi theo hướng có lợi để tồn tại, ít nguy hiểm và ít mối đe dọa”.

Đối với Bejan, tầm nhìn và nhận thức tiến hóa cùng nhau và đều là một phần của sự vận động. Sự tăng hiệu quả truyền thông tin từ thế giới bên ngoài qua mắt tới bộ não tương ứng với sự chuyển thông tin qua các kiến trúc phân nhánh của dây thần kinh và não.

Adrian Bejan cho rằng lý thuyết “Quy luật hình thành” của ông có thể giải thích sự phổ biến của tỷ lệ vàng trong cuộc sống là do quá trình tiến hóa theo hướng phân bố tối ưu tính mất cân đối

Trong nhiều sách và tài liệu suốt một thập kỷ qua, Bejan đã chứng minh được lý thuyết quy luật hình thành dự báo một loạt các thiết kế hệ thống lưu thông trong tự nhiên, từ sinh vật học, địa lý cho tới động học xã hội và tiến bộ công nghệ.

Ứng dụng gần đây nhất của lý thuyết trên để giải thích những bí ẩn của tỷ lệ vàng xuất hiện trong Tạp chí Quốc tế về Thiết kế, Thiên nhiên và Động sinh thái học (International Journal of Design & Nature and Ecodynamics).

Mạnh Kiên (tổng hợp)

Link gốc (tinhte)

Microsoft là công ty phần mềm nổi tiếng nhất thế giới, nó được sáng lập bởi những bộ não hàng đầu như Bill Gates và Paul Allen. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành Steve Ballmer cũng rất nổi tiếng. Vậy mà hiện nay, các sản phẩm của Microsoft không còn giữ vững được vị thế của như xưa nữa, đâu là nguyên nhân của việc này? Chúng ta hãy cùng xem một ý kiến rất hay của Dick Brass, người từng là phó chủ tịch của Microsoft từ năm mình 1997 đến 2004. Bài viết này được đăng trên tạp chí New York Times.

Theo Dick Brass:

Khi Apple iPad ra đời, hầu hết giới đam mê công nghệ đều tự hỏi sản phầm này sẽ cạnh tranh với Amazon Kindle thế nào, hay iPad sẽ làm được những gì. Họ quên rằng có một câu hỏi khác lớn hơn, quan trong hơn cần tìm lời giải đáp. Đó là tại sao Microsoft, công ty công nghệ nổi tiếng và thành công nhất nước Mỹ lại không thể đưa ra một sản phẩm thật sự mới nào, không còn đủ năng lực dẫn đầu thị trường nữa. Tại sao những những thiết bị như máy tính bảng iPad, máy đọc sách điện tử Amazon Kindle, điện thoại thông minh Blackberry và iPhone, engine tìm kiếm Google, dịch vụ mạng xã hội Facebook, Twitter, máy nghe nhạc iPod không có một chút nào hình bóng của Microsoft trong đó?

Có nhiều người cảm thấy thích thú với sự khó khăn của Microsoft, họ cho rằng công ty này muốn trở thành hãng phần mềm độc quyền và thống trị toàn bộ thị trường. Sẽ tốt hơn nếu Microsoft bị đánh đổ để thế giới trở nên cân bằng hơn. Nhưng sự thực không phải vậy, hầu hết những người làm cho Microsoft đều biết điều đó. Sự độc quyền của Microsoft không hề có chủ đích, họ đã làm cho máy vi tính trở nên phổ biến hơn với giá dễ chịu hơn cho người tiêu dùng. Hiện nay hệ điều hành Windows và bộ công cụ văn phòng Office vẫn đứng đầu 2 thị trường mà chúng tham gia.

Hiện nay, Microsoft vẫn đang đạt lợi nhuận rất lớn. Họ đã thu về hơn 100 tỷ đô la lợi nhuận trong vòng 10 năm trở lại đây, đóng góp một phần lớn vào việc phát triển kinh tế của Seattle, địa phương đặt tổng hành dinh của Microsoft và cả nước Mỹ. Sáng lập viên của Microsoft, Bill Gates không chỉ là một trong những nhà từ thiện lớn nhất trong lịch sử thế giới mà ông còn tạo nguồn cảm hứng thúc đẩy hàng ngàn nhân viên dưới quyền thực hiện các hành động từ tâm tương tự. Không ai trong số họ muốn thấy Microsoft thất bại.

Cho dù báo bản báo cáo tài chính có cho thấy lợi nhuận của Microsoft cao thế nào đi nữa, họ vẫn đang đi vào con đường diệt vong. Là người đã thất bại trong việc đưa sách điện tử và máy tính bảng gia nhập gia đình Microsoft từ cả thập kỷ trước, tôi cho rằng sự thất bại của Microsoft đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Microsoft đã trở nên quá vụng về và không có khả năng cạnh tranh về mặt sáng tạo. Công ty chưa bao giờ phục hồi lại được hình ảnh ngày xưa của mình kể từ những vụ kiện trong thập kỷ 90. Bên cạnh đó, phương thức tiếp thị, quảng cáo của Microsoft đã quá lạc hậu và trở nên lạc lõng trong thế giới hiện đại ngày nay.

Trong khi Apple vẫn tiếp tục gia tăng thị phần của mình ở nhiều sản phẩm khác nhau, Microsoft lại để mất ở trình duyệt Web, laptop cao cấp và điện thoại thông minh. Cho dù hàng tỷ đô la được rót vào liên tục nhưng dòng sản phẩm Xbox của họ vẫn chưa thể nào vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Bộ phận kinh doanh âm nhạc của Microsoft cũng chẳng khá hơn, không gây được tiếng vang gì lớn trước các đối thủ cạnh tranh và giờ đây bị Apple đánh bại gần như hoàn toàn.

Lợi nhuận khổng lồ 6,7 tỷ đô của Microsoft trong quý vừa qua hầu hết đều đến từ Windows và Office, những phần mềm được nghiên cứu từ cả thập kỷ trước. Microsoft không thể cứ quá tin tưởng vào những sản phẩm đó, không có gì đảm bảo chúng sẽ chống đỡ cả tập đoàn mãi mãi. Microsoft không còn suy nghĩ về việc tạo ra những sản phẩm tuyệt vời hay mang tính đột phá nữa, họ chỉ muốn dựa trên những sản phẩm đang thành công trong hiện tại của mình.

Vậy chuyện gì đã xảy ra? Không giống các công ty khác, Microsoft chưa bao giờ thành công khi phát triển một hệ thống thật sự sáng tạo. Cho dù vài cộng sự của tôi không đồng ý với luận điểm này nhưng không gì có thể phủ nhận nó. Đúng là Microsoft sở hữu một trong những phòng thí nghiệm lớn, tốt nhất trên thế giới cũng như có trong tay 3 kiến trúc sư công nghệ siêu hạng nhưng họ thường xuyên phá hỏng phát kiến của những nhân viên sáng tạo dưới quyền mình.

Trong thời điểm còn tại vị, nhóm chúng tôi bao gồm những chuyên gia hàng đầu về đồ họa đã tạo ra một sáng kiến mới để hiện thị phông chữ trên màn hình đươc mượt hơn, đó chính là ClearType. Mặc dù mục đích chính của nó là giúp Microsoft có thể bán sách điện tử nhưng công nghệ này hoàn toàn có thể hoạt động trên các thiết bị khác nhau, miễn là chúng có màn hình. Việc này giúp Microsoft có lợi thế rất lớn với các đối thủ cạnh tranh. Mỉa mai ở chỗ các nhóm khác trong công ty cảm thấy bị đe dọa với thành quả của chúng tôi và làm đủ mọi cách để phản đối nó.

Nhóm kỹ sư phụ trách Windows phản biện một cách dối trá là ClearType sẽ làm cho màn hình trở nên không chính xác khi một số màu sắc được hiển thị. Trong khi đó, trưởng bộ phận Office lại cho rằng công nghệ này quá mơ hồ và làm cho ông ta nhức đầu. Phó chủ tịch mảng thiết bị cá nhân cho biết ông ấy có thể chấp nhận ClearType và sử dụng nó chỉ với điều kiện chúng tôi phải chuyển chương trình đó cho họ và tự đặt mình dưới sự điều khiển của bộ phận này. Kết quả cuối cùng thế nào thì ai cũng biết, cho dù người dùng rất thích thú ClearType nhưng đến hơn 1 thập kỷ sau ngày được phát triển thì phiên bản đầy đủ của công nghệ này mới được tích hợp vào Windows.

Một ví dụ khác về tình trạng này: Khi chúng tôi thử nghiệm máy tính bảng của mình vào năm 2001, phó chủ tịch bộ phận Office khi đó quyết định rằng ông ta không thích ý tưởng này. Máy tính này đòi hỏi phải có bút cảm ứng để điều khiển và ông ta không thích điều đó. Người này thích dùng bàn phím hơn là bút nên đã ném bỏ kế hoạch của chúng tôi không hề thương tiếc. Để bảo vệ quan điểm của mình, thậm chí họ còn từ chối chỉnh sửa phiên bản Office của mình cho phù hợp hơn với thiết bị của chúng tôi. Chính vì vậy, nếu muốn chỉnh sửa một từ nào đó trong thư điện tử hay thêm vài con số vào bảng tính, bạn buộc phải viết nó vào một cửa sổ đặc biệt rồi từ đó mới chuyển qua Office được.

Vậy là một lần nữa, cho dù máy tính bảng của chúng tôi nhận được sự ủng hộ của một số thành viên trong ban lãnh đạo và đã tiêu tốn cả trăm triệu đô la nhưng nó vẫn bị đạp đổ bởi sự chống phá ngầm của một số đồng nghiệp. Cho đến tận bây giờ, bạn cũng vẫn chưa thể sử dụng Office trực tiếp trên máy tính bảng. Tất nhiên, với sự ra đời của iPad thì bộ phận máy tính bảng của Microsoft có lẽ đã bị xóa xổ.

Không phải hầu hết những sai lầm của Microsoft bắt nguồn từ việc hãm hại nhau giữa các bộ phận mà đến từ việc công ty này luôn luôn muốn phát triển phần mềm hơn là phần cứng. Chính vì vậy, cho dù ra đời từ 1975 nhưng Microsoft chưa bao giờ tạo được những sản phẩm liên kết với nhau một cách mạnh mẽ như iPhone hay TiVo. Bên cạnh đó, một phần của vấn đề cũng bắt nguồn từ các vụ kiện chống độc quyền. Thời gian cũng không ủng hộ Microsoft, khi đó là quá sớm cho TV trên nền web nhưng lại quá muộn để chống lại Apple iPod.

Để một công ty trở nên thành công thì cạnh tranh trong nội bộ là điều tất yếu, nó làm cho các bộ phận khác nhau phải cố gắng tạo thêm nhiều ý tưởng mới. Tuy vậy, khi sự cạnh tranh trở nên không còn kiểm soát được, nó sẽ dần tiêu hủy công ty đó. Tại Microsoft, đã tồn tại một nền văn hóa cho phép các nhóm lớn có thể bắt nạt nhóm bé hơn, cạnh tranh không lành mạnh để tiêu diệt chúng. Và như vậy, ta có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều điều hành viên các bộ phận nhạc, sách điện tử, điện thoại, online, tìm kiếm và máy tính bảng đều rời khỏi Microsoft trong thập niên vừa rồi.

Nếu cứ tiếp tục thế này, cho dù quá khứ có huy hoàng đến đâu hay doanh thu hiện tại lớn đến mức nào thì tương lai của Microsoft sẽ là một dấu hỏi rất lớn.